Lò nung trung tần, Lò rèn, Lò tội cao tần

Bài viết

Một năm 'ăn nên làm ra' của ngành Thép

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành Thép Việt Nam trong năm 2017 chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc cả về sản xuất lẫn tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp (DN) lớn ngành Thép năm qua 'ăn nên làm ra'. Dự báo năm 2018 ngành Thép tiếp tục có tốc độ phát triển trên 20%

 

Thép Nhà nước kinh doanh khả quan

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2017, thép thành phẩm nhập khẩu đạt 14,985 triệu tấn, đạt 9,013 tỷ USD. Trung Quốc là nước đứng đầu xuất khẩu thép vào nước ta với 46,5%; trong khi Nhật Bản là 15,2%, Hàn Quốc 11,4%. Xuất khẩu ngành Thép Việt Nam năm 2017 đạt 5,509 triệu tấn (tương đương 3,643 tỷ USD), tăng 45,4%. Bảy thị trường xuất khẩu chính là ASEAN (59,3%), Hoa Kỳ (11,1%), EU (9,0%), Hàn Quốc (5,8%), Ấn Độ (3,4%), Đài Loan (2,25%), Australia (1,88%).

Ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch VSA cho biết, năm 2017, sản xuất các mặt hàng thép đạt hơn 22 triệu tấn, tăng 23,5% so với năm 2016. Số lượng thép bán được đạt 18,922 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2016. Tăng mạnh nhất vẫn là tôn mạ vàng, ống thép và thép xây dựng.

“Vào đầu năm 2017, chúng tôi dự báo sản lượng thép sản xuất chỉ tăng khoảng 12% trong năm nhưng do một số nhà máy thép công suất lớn được đưa vào hoạt động, ví dụ như Nhà máy Formosa, nên lượng thép tăng vọt lên. Tốc độ tăng trưởng này của ngành Thép là rất cao”, ông Sưa nói.

Chung dòng chảy phát triển này, đại diện DN Thép nhà nước là Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) năm qua làm ăn khá hiệu quả. Theo đó, năm 2017, mặc dù tình hình thị trường còn nhiều khó khăn, biến động nhưng lãnh đạo đơn vị này đã có những quyết sách đúng đắn; hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, các đơn vị thua lỗ giảm dần, nhiều đơn vị gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cụ thể, năm qua VNSTEEL sản xuất được 2.325.050 tấn phôi thép; tiêu thụ được 746.950 tấn. Thép xây dựng sản xuất được 3.164.200 tấn; tiêu thụ 3.146.900 tấn. Thép cán nguội (CRC) tiêu thụ được trên 602.000 tấn; tôn mạ, ống thép tiêu thụ được 302.500 tấn... Doanh thu thuần VNSTEEL năm 2017 đạt 74.363 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.299 tỷ đồng (trong đó Công ty mẹ 411 tỷ đồng, khối công ty con 634 tỷ đồng, khối công ty liên kết 1.254 tỷ đồng).

Ngoài yếu tố thị trường tương đối thuận lợi, kết quả sản xuất kinh doanh khả quan của VNSTEEL có được nhờ lãnh đạo đơn vị này đã mạnh dạn thay đổi trong quản trị và điều hành. Hàng loạt công ty con, công ty liên kết làm ăn kém hiệu quả được thoái vốn, bán cổ phần; tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh… Còn nhớ, năm 2013, công ty mẹ VNSTEEL lỗ gần 290 tỷ đồng, nhưng nay đã lãi trước thuế hơn 400 tỷ đồng. Đó là kết quả đáng ghi nhận đối với Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Theo kế hoạch, năm 2018, đơn vị này phấn đấu sản xuất phôi thép đạt 2.485.000 tấn, tăng 7% so với năm 2017; sản xuất thép xây dựng đạt 3.250.000 tấn, tăng 3% so cùng kỳ 2017, tiêu thụ được 3.270.000 tấn, tăng 4% so cùng kỳ.

“Ông lớn” thép tư nhân lãi 8.000 tỷ đồng

Theo khảo sát của PLVN, đa số các DN ngành Thép tư nhân tại Việt Nam năm qua đều có lãi, có thể điểm qua những cái tên như Tập đoàn Hoa Sen, Thép Việt Ý, Thép Việt Úc, Thép Pomina… Đặc biệt, “ông lớn” ngành Thép Việt Nam là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát công bố đạt mức lợi nhuận sau thuế 8.000 tỷ đồng.

Theo ông Trần Tuấn Dương - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, năm 2017, doanh thu của đơn vị này đạt 46.800 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 8.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước đó. Chỉ tính riêng quý IV/2017, đơn vị này đạt 12.900 tỷ đồng doanh thu; 2.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, nền kinh tế nước ta năm 2018 dự báo sẽ duy trì phát triển ở mức cao, mục tiêu phấn đấu là 6,5% - 6,7%. Hơn nữa, năm nay dự kiến Chính phủ sẽ thúc đẩy giải ngân cho các công trình đầu tư công. Ngoài ra, thị trường bất động sản, xây dựng đô thị năm 2018 có kế hoạch phát triển mạnh. Từ những yếu tố này, ông Sưa cho rằng, nhu cầu về thép sẽ tăng, do đó ngành này sẽ tiếp tục phát triển. Lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam dự đoán, tăng trưởng thép sản xuất và thép bán ra năm 2018 sẽ khoảng trên 20%.

Cũng theo VSA, tổng năng lực sản xuất ngành Thép trong nước hiện nay khoảng 30 triệu tấn/năm. Trong đó phôi thép 12 triệu tấn/năm, thép cán 12 triệu tấn/năm, tôn mạ phủ màu 5 triệu tấn/năm, thép ống 3 triệu tấn/năm. Với quy mô này, ngành Thép Việt Nam được đánh giá đang đứng đầu các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện ngành Thép mới chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất. Tuy vậy, nguồn cung đã vượt so với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, so với thép Trung Quốc thì giá các mặt hàng thép trong nước vẫn còn cao hơn. Đó là những khó khăn trong tương lai của ngành Thép nước ta.

Ngoài ra, các DN thép Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức khi các nước Hoa Kỳ, Australia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ... sẵn sàng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, kháng kiện để bảo vệ nền sản xuất trong nước của họ.

Từng lỗ hàng trăm tỷ, giờ có lãi trăm tỷ

Ngoài yếu tố thị trường tương đối thuận lợi, kết quả sản xuất kinh doanh khả quan của VNSTEEL có được nhờ lãnh đạo đơn vị này đã mạnh dạn thay đổi trong quản trị và điều hành. Hàng loạt công ty con, công ty liên kết làm ăn kém hiệu quả được thoái vốn, bán cổ phần; tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực thế mạnh… Còn nhớ, năm 2013, công ty mẹ VNSTEEL lỗ gần 290 tỷ đồng, nhưng nay đã lãi trước thuế hơn 400 tỷ đồng. Đó là kết quả đáng ghi nhận đối với Tổng Công ty Thép Việt Nam.

 
 
 
Bài viết cùng chủ đề:
    X
    Chat với chúng tôi